Vụ Hè Thu năm nay, lúa ST23 được người dân đánh giá là trúng mùa. Một vụ thu hoạch nữa lại về với những bông lúa vàng ươm màu nắng, trĩu hạt, thơm ngạt ngào. Theo chân người nông dân ra đồng mùa gặt, chúng tôi đã ghi lại ngày làm việc tuy vất vả nhưng thật nhiều cảm xúc.
Cánh đồng lúa ST23 đặc sản Sóc Trăng vụ Hè Thu thu hoạch vào khoảng tháng 8, tháng 9
Lúa đặc sản mùa thu hoạch
Là vựa lúa lớn nhất cả nước, những ngày đầu tháng 9, khắp các cánh đồng vùng đồng bằng sông Cửu Long như khoác lên mình chiếc áo vàng rực khổng lồ – dấu hiệu của một mùa thu hoạch nữa lại về. Vào mùa gặt, bà con ít phải ra đồng hơn, chủ yếu là đi thăm đồng, theo máy gặt rồi cân lúa, chuyển xuống ghe cho doanh nghiệp bao tiêu. Dưới cái nắng gay gắt như đổ lửa, dẫu cho đôi bàn tay có rám nắng chai sần, dẫu cho mồ hôi nhễ nhại ướt đầm lưng áo, song nụ cười và hạnh phúc thì không thể giấu trên gương mặt của họ khi bao vất vả cũng đã đến ngày gặt hái thành quả ngọt ngào.
Hơn 50 tuổi đời là hơn 40 năm gắn với đồng ruộng, cây lúa, anh Tư (tên gọi quen mà những nông dân xung quanh thường gọi anh) vừa nâng thân lúa trĩu hạt trên tay, vừa hào hứng trò chuyện: “Giống lúa ST23 này là ngon nổi tiếng thế giới luôn đó. Vụ này gieo sạ từ hồi tháng 4 âm, một vụ dài 105 – 115 ngày. Nhìn vậy là đang cong trái me, cỡ chục ngày nữa là gặt ngọt luôn. Gạo này mà ăn thì khỏi chê. Nấu lên thơm nức, mềm, ăn món gì cũng đưa cơm”.
Lúa ST23 chịu phèn, kháng sâu bệnh tốt, hạt lúa thuôn dài, có hương thơm
Làm nghề nông, chịu nắng gắt mưa dầm là chuyện “đặc sản” của nghề. Làm nông ở vùng sông nước còn chịu thêm ảnh hưởng từ nước mặn, phèn chua. Họ kể vụ Hè Thu năm nay phèn, mưa nhiều. Mấy năm trước gặp cảnh này là nơm nớp không yên vì lúa gãy đổ hoặc hạt lép, phải đổ thêm chi phí sản xuất vào phân bón nên năng suất và cả lợi nhuận đều không cao. Vậy mà kể từ khi chuyển sang giống đặc sản ST23 đã cải thiện được nhiều. Lúa kháng bệnh tốt, hợp thời tiết, chịu mặn nên không phải xịt sâu rầy nhiều, vỏ mỏng nên sương xuống hay mưa cũng nhanh ráo hơn. Nếu tham gia Hợp tác xã hoặc hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp, nông dân còn được hỗ trợ vốn mua giống từ đầu mùa, được tư vấn về kỹ thuật canh tác theo đúng đặc thù của giống lúa và thổ nhưỡng… Cũng nhờ những yếu tố này mà vụ Hè Thu tuy vốn cho sản xuất nhiều hơn vụ Đông Xuân do ảnh hưởng của thời tiết, đất đai nhưng theo phần lớn nông dân, năng suất lúa vẫn đạt mức kỳ vọng, từ 800 kg đến 1 tấn/ công lớn.
Trên những cánh đồng mênh mông, có công đất đang khấp khởi chờ thu hoạch, cũng có nơi đã rộn rã tiếng máy gặt, tiếng nói cười. “Làm nông trên cỗ máy gặt”, nông dân cũng đỡ vất vả hơn vì tiết kiệm sức người, nhân công, lại tiết kiệm thời gian gấp đôi so với gặt tay nên thu nhập cũng cao hơn. Máy đi đến đâu, lúa được gặt gọn đến đó. Những bao lúa tươi đã đầy được chất lên ven con đường nhỏ cạnh mé sông, cân rồi chuyển xuống ghe lớn, chở thẳng về nhà máy chế biến gạo của công ty chứ không qua thương lái hay trung gian nào.
Vụ ST23 Hè Thu năm nay được nông dân đánh giá là trúng giá, được mùa
Bao tiêu ổn định giúp nông dân yên tâm sản xuất
Lợi nhuận cao giúp cải thiện đời sống. Song với đa số người dân trồng ST24 mà chúng tôi gặp gỡ, đây là giống lúa đặc sản chất lượng cao, lại chỉ vừa trồng được ít vụ nên phải có đầu ra chắc chắn mới mạnh dạn xuống giống.
Theo tâm huyết 30 năm đồng hành với người nông dân Miền Tây – tìm nơi tiêu thụ mỗi mùa gặt tới luôn là nỗi trăn trở của mọi nông dân trồng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân cần đầu ra ổn định, doanh nghiệp cần vùng nguyên liệu chất lượng cao để đáp ứng cả nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Giải pháp hiệu quả để giải quyết cả 2 bài toán trên là nông dân cần liên kết với nhau và liên kết sâu với doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, doanh nghiệp bao tiêu cho nông dân.
“Cô Ba không chỉ bao tiêu mà là đặt hàng nông dân và hợp tác xã trồng lúa, cung cấp giống, hỗ trợ canh tác cho nông dân theo đúng yêu cầu kỹ thuật của tác giả giống và tiêu chuẩn của doanh nghiệp, cam kết thu mua giá ổn định, xử lý – chế biến sau thu hoạch khoa học. Việc hợp tác, bao tiêu giữa Cô Ba với hợp tác xã và nông dân trên quy mô lớn giúp nông dân yên tâm hơn vì có đầu ra ổn định còn Cô Ba thì kiểm soát được nguồn nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng”.
Lúa tươi được Cô Ba bao tiêu, thu mua trực tiếp tại cánh đồng và vận chuyển về nhà máy chế biến lúa gạo, phục vụ cho sản xuất gạo sạch miền Tây
Trong vụ Đông Xuân sắp tới, Cô Ba đã ký kết hợp đồng mua lúa giống ST23 từ nhóm tác giả KS. Hồ Quang Cua và sẽ trực tiếp bao tiêu với nông dân; tạo nên sản phẩm gạo sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Gạo Cô Ba là thương hiệu gạo sạch miền Tây đóng túi dành riêng cho thị trường Việt Nam, bao gồm các sản phẩm đặc sản ST21, ST23, ST25. Riêng ST21 và ST23 là giống gạo đặc sản Sóc Trăng với đặc tính mềm dẻo, thơm tự nhiên, lâu thiu và ngon ngay cả khi để nguội. Trong đó, ST25 liên tục đạt giải Nhất gạo ngon trong nước 3 năm liền (2017 – 2018 – 2019) và “Top 3 gạo ngon nhất thế giới” tại Maccau. Xem thông tin và đặt gạo qua Website: gaocoba.com hoặc Hotline giao hàng nhanh : 089-808-7773 |